Trang chủ > Thông tin Đại sứ quán
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đưa ra Tuyên bố nghiêm chính về việc quan chức Mỹ có phát biểu sai lầm liên quan đến Trung Quốc tại Việt Nam
2020-11-24 15:02
 

Gần đây, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien trong thời gian thăm Việt Nam đã ác ý làm nóng vấn đề Nam Hải và sông Mê Kông, phát biểu ngôn luận công kích Trung Quốc, các ngôn luận này hoàn toàn đi ngược lại sự thật khách quan, chứa đầy tư duy chiến tranh lạnh và thành kiến ý thức hệ mạnh mẽ. Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đưa ra tuyên bố nghiêm chính như sau:

1. Lập trường và chủ trương của Chính phủ Trung Quốc về vấn đề Nam Hải là nhất quán và rõ ràng. Trung Quốc nhất quán nghiêm túc thực hiện Luật pháp quốc tế trong đó bao gồm "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển" (UNCLOS), Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện "Tư duy song song" là các tranh chấp liên quan của Nam Hải do các quốc gia chủ quyền liên quan trực tiếp đàm phán, hiệp thương giải quyết và hòa bình ổn định của Nam Hải do Trung Quốc và các quốc gia ASEAN cùng nhau duy trì.

Nhiều năm trở lại đây, sau những nỗ lực chung của Trung Quốc và các nước ASEAN, Nam Hải về tổng thể đã duy trì hòa bình và ổn định trong tình hình không bị thế lực bên ngoài can thiệp. Chúng ta đang thực hiện có hiệu quả và toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Nam Hải (DOC), triển khai hợp tác thực chất, tích cực thúc đẩy tham vấn Bộ quy tắc ứng xử ở Nam Hải (COC), giành được tiến triển quan trọng. Thành quả này không dễ dàng giành được, vì vậy đáng được cùng nhau trân trọng. Đồng thời, Trung Quốc coi trọng cao độ và tích cực duy trì tự do hàng hải và hàng không tại Nam Hải. Trung Quốc là nước lớn về thương mại thế giới, Nam Hải là tuyến đường vận tải quốc tế quan trọng, tình hình Nam Hải bất ổn, chịu thiệt hại đầu tiên là các quốc gia trong khu vực trong đó có Trung Quốc và cũng không có lợi cho cac quốc gia khác. Tự do hàng hải và hàng không tại Nam Hải từ trước đến nay không có vấn đề gì tồn tại, các quốc gia trong khu vực có ý nguyện, cũng có năng lực tiếp tục duy trì cho tốt. Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì giải quyết tranh chấp một cách hòa bình qua hiệp thường và đàm phán, kiểm soát tốt bất đồng bằng cơ chế quy tắc, thực hiện cùng có lợi cùng thắng qua hợp tác và cùng nhau khai thác, cùng với các nước trong khu vực xây dựng Nam Hải thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác.    

2. Trung Quốc và các nước sông Mê Kông là láng giềng tốt, đối tác tốt, anh em tốt "chung một dòng sông, gắn bó chung vận mệnh". Trung Quốc kiên trì nguyên tắc cùng bàn bạc, cùng xây dựng, cùng hưởng lợi, thúc đẩy xây dựng cơ chế hợp tác Lan Thương - Mê Kông, thúc đẩy hợp tác Lan Thương - Mê Kông đi vào thời kỳ phát triển toàn diện, các phương diện như xây dựng cơ chế, quy hoạch chiến lược, hỗ trợ tiền vốn, hợp tác thực chất đều đạt được những bước tiến rõ rệt. Các bên cũng đã tổ chức Hội nghị cấp bộ trưởng và diễn đàn hợp tác về hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mê Kông lần thứ nhất, thành lập Trung tâm Hợp tác Môi trường và tài nguyên nước và Trung tâm Nghiên cứu sông Mê Kông toàn cầu. Trung Quốc cung cấp dữ liệu thủy văn quanh năm của sông Lan Thương cho năm quốc gia vùng Mê Kông và Ủy hội sông Mê Kông, thông báo trước các thông tin về thay đổi lưu lượng vùng thượng lưu, khắc phục khó khăn tăng lượng xả nước vào mùa khô, giúp đỡ các quốc gia ở vùng hạ lưu giảm bớt tình hình khô hạn. Trung Quốc thông qua Quỹ hợp tác Lan Thương - Mê Kông, tập trung hỗ trợ các quốc gia ở lưu vực cải thiện đời sống dân sinh, triển khai hơn 400 dự án trên các lĩnh vực như y tế, giáo dục, giảm nghèo, phụ nữ, cung cấp chương trình đào tạo cho hơn 40.000 người các quốc gia sông Mê Kông. Sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, 6 quốc gia cùng nhau trông coi, viện trợ giúp đỡ nhau, ngăn chặn dịch bệnh lây lan một cách có hiệu quả, cũng như khắc phục được ảnh hưởng của dịch bệnh, thúc đẩy hợp tác thực chất tiếp tục phát triển mạnh mẽ, góp phần vào việc khôi phục sản xuất của các nước và phục hồi kinh tế khu vực.

Hợp tác Lan Thương – Mê Kông đã tiếp thêm động lực mới cho sự phát triển của khu vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân các nước, có lợi cho sự phát triển phồn vinh và hòa bình ổn định của khu vực. Trung Quốc sẵn sàng cùng với các quốc gia vùng Lan Thương - Mê Kông, tiếp tục dựa trên tinh thần tin cậy lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, loại bỏ sự quấy nhiễu từ bên ngoại, tập trung vào hợp tác thực chất, thúc đẩy phát triển bền vững, đem lại phúc lợi cho nhân dân các nước của lưu vực này.

3.Chủ nghĩa bá quyền, ỷ mạnh hiếp yếu, cường quyền là công lý, chính là "bản quyền" của Mỹ. Mỹ theo đuổi chủ nghĩa đơn phương, riêng Mỹ là độc tôn, riêng Mỹ là ngoại lệ, tranh doanh đoạt lợi, liên tục rút khỏi các tổ chức và điều ước quốc tế, đưa ra lệnh trừng phạt ở khắp nơi, bất chấp nghĩa vụ và chuẩn mực quốc tế, cố tình kích động đối đầu ý thức hệ. Mỹ đã trở thành kẻ hủy diệt lớn nhất của trật tự quốc tế và nhân tố bất ổn định lớn nhất thế giới hiện nay. Mỹ không phải là bên đương sự trong vấn đề Nam Hải, và từ chối tham gia "Công ước Liên hợp quốc về Luật biển" (UNCLOS), lại nhân danh duy trì ổn định ở Nam Hải, duy trì quy tắc và duy trì "tự do hàng hải và hàng không", công khai can thiệp vào vấn đề Nam Hải, công kích và bôi nhọ Trung Quốc, phô trương vũ lực và gia tăng căng thẳng trên Nam Hải. Mục đích của họ tuyết đối không phải để giúp các nước trong khu vực giải quyết tranh chấp mà là để duy trì bá quyền của Mỹ trong khu vực. Mỹ đã liên tiếp lợi dụng vấn đề Mê Kông để bia đặt vu khống Trung Quốc và cố ý phóng đại cái gọi là "mối đe dọa từ Trung Quốc", mục đích của họ là chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc và các nước sông Mê Kông, quấy nhiễu và phá hoại tiến trình phát triển hợp tác của tiểu vùng, mưu đồ biến khu vực sông Mê Kông thành công cụ mới trong "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" của Mỹ. Trung Quốc kiên quyết phản đối, nghiêm túc kêu gọi Mỹ từ bỏ tư duy chiến tranh lạnh và có tổng bằng không, ngừng ngụy tạo lời nói dối "mối đe dọa từ Trung Quốc", ngừng chia rẽ quan hệ các quốc gia trong khu vực, ngừng phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực.

Hiện nay, thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc, kinh tế thế giới suy thoái, toàn cầu hóa kinh tế đang gặp phải những sóng gió, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, hệ thống quản trị toàn cầu đang đứng trước những thách thức mới. Duy trì hòa bình, ổn định thế giới và thục hiện phát triển hợp tác cùng thắng là nguyện vọng chung của nhân dân toàn thế giới, phù hợp với lợi ích chung của các nước trên thế giới. Trung Quốc sẵn sàng cùng với các nước trong khu vực kiên trì theo phương hướng quan hệ láng giềng hữu nghị, đoàn kết và tin cậy lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi, loại bỏ sự quấy nhiễu từ bên ngoài, chung tay xây dựng tốt và bảo vệ tốt quê nhà chung tươi đẹp của chúng ta.

Suggest To A Friend:   
Print